lily-blog logo

HaThao's blog

Shopify và E-commerce.

Certificates

Liquid certificate

9 bước bắt đầu kinh doanh Dropshipping

August 11, 2024 · by Thao HP · 16 min read

Bán hàng dropshipping là phương pháp kinh doanh dễ tiếp cận và ít rủi ro đối với nhiều chủ doanh nghiệp start up bởi khi khách hàng mua từ cửa hàng dropshipping của bạn, nhà cung cấp sẽ giao hàng, vì vậy bạn không cần giữ hàng tồn kho và chi phí duy trì thấp.
Để bắt đầu bán hàng dropshipping, bạn có thể tham khảo các bước sau:

1. Cân nhắc và quyết định mô hình kinh doanh

Bạn cần xem xét dropshipping có phải là mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu lâu dài của bạn hay không hay chỉ là một cách để vận hành cửa hàng trực tuyến.

Thông thường, dropshipping phù hợp với những người có kỹ năng marketing và muốn quản lý một cửa hàng với vốn đầu tư ban đầu ở mức tối thiểu (chỉ cần laptop và kết nối internet), không cần phải xử lý sản phẩm và hàng tồn kho.
Tuy nhiên, những người kinh doanh dropshipping thường có ít quyền kiểm soát hơn đối với hàng hóa trong danh mục của họ, và vì các nhà bán lẻ khác có thể bán cùng một sản phẩm, nên sự cạnh tranh có thể rất khốc liệt.

Nếu bạn dự định tập trung vào marketing để bán hàng chứ không dự định kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp với một sản phẩm chủ lực, thì dropshipping có thể phù hợp với bạn.

2. Chọn một ngách dropshipping

Ngách là một phân khúc của thị trường. Bạn có thể nhắm mục tiêu vào một ngách của cửa hàng, thương hiệu và lựa chọn sản phẩm phù hợp mình.
Việc chọn một ngách dropshipping giúp bạn xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Khi hình dung rõ đối tượng khách hàng,, việc tìm kiếm sản phẩm để dropship sẽ dễ dàng hơn.

Có hai phương pháp chung để chọn một ngách kinh doanh:

  • Chọn một ngách mà bạn am hiểu hoặc đam mê.
  • Chọn một ngách dựa trên nhu cầu thị trường.

Mục tiêu của phương pháp thứ hai là tìm các ngách có sự quan tâm cao của khách hàng nhưng có ít cạnh tranh. Những người kinh doanh dropshipping thường nghiên cứu từ khóa và sản phẩm để đánh giá nhu cầu thị trường.

Tìm ngách bằng cách nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa cho bạn biết mọi người đang tìm kiếm gì trên mạng sử dụng các công cụ như Google Trends, Facebook Audience Insights và Keywords Everywhere.

Khi đánh giá nhu cầu tìm kiếm, hãy xem xét xem xét mức độ quan tâm sản phẩm đó trước đây cũng như lượng tìm kiếm để tìm một ngách thích hợp với mức độ phổ biến được duy trì ổn định hoặc ngày càng được nhiều người quan tâm.

Tìm ngách bằng cách nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu sản phẩm giúp bạn khám phá các sản phẩm thịnh hành và hiểu sở thích của người tiêu dùng đối với các danh mục sản phẩm khác nhau. Các ứng dụng dropshipping như DSers giúp bạn dễ dàng tìm thấy một số nhà cung cấp từ AliExpress cho (các) sản phẩm mà bạn đang muốn bán trên cửa hàng của mình.

Sử dụng cả hai loại nghiên cứu này cùng nhau để có cái nhìn toàn diện về một ngách dropshipping. Thói quen tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, vì vậy bạn nên kiểm tra thường xuyên xu hướng từ khóa và sự phổ biến của sản phẩm.

Để điều chỉnh doanh nghiệp của bạn với các sản phẩm mục tiêu đang có sẵn nhiều hàng, bạn cũng có thể quyết định chọn nhà cung cấp dropshipping trước khi bạn chọn ngách.

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đây là một trong các việc cần thiết khi bắt đầu bán hàng dropshipping, hãy dành thời gian thu thập thông tin về các cửa hàng đối thủ cạnh tranh trong ngách sản phẩm của bạn. Bằng cách quan sát những gì đối thủ của bạn đang cung cấp (đặc biệt là những người kinh doanh dropshipping khác), bạn có thể xác định các sản phẩm tiềm năng và chiến lược marketing. Xem xét các trang sản phẩm và quảng cáo trên mạng xã hội để thấy những gì họ làm để hấp dẫn khách hàng.

Bạn có thể tham khảo cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh như sau:

Thực hiện tìm kiếm trên Google

Tìm kiếm các từ khóa liên quan đến ngách của bạn để xem kết quả là những doanh nghiệp nào. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu một doanh nghiệp dropshipping trong ngách cung cấp đồ dùng cho thú cưng, bạn có thể tìm kiếm "đồ chơi cho thú cưng", "thức ăn cho thú cưng" hoặc "bàn chải cho thú cưng".

Xem kỹ hơn để xem những doanh nghiệp nào thường xuyên xuất hiện trong kết quả tìm kiếm thì có khả năng đây là đối thủ chính của bạn khi thực hiện organic search. Hãy thử sử dụng một công cụ SEO để tìm được những thông tin sâu hơn.

Bạn có thể nhận thấy các đối thủ hàng đầu tối ưu hóa nội dung của họ cho các từ khóa đuôi dài, là các cụm từ dài hơn và cụ thể hơn mà khách hàng đang tìm kiếm.

Các từ khóa đuôi dài có ít cạnh tranh hơn, có thể làm cho chúng trở thành mục tiêu chiến lược cho các trang web dropshipping của doanh nghiệp cỡ nhỏ.
Ví dụ, khi phân tích đối thủ của bạn, kết quả tìm kiếm từ khóa "vòng cổ chó" đang bị các nhà bán lẻ lớn cạnh tranh, trong khi "vòng cổ chó LED" có ít cạnh tranh hơn và "vòng cổ chó LED cho chó nhỏ" có thể trở thành mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn.

Sử dụng công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh

Các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh là một cách khác để tìm hiểu về chiến lược của đối thủ. Khám phá dữ liệu bằng cách giám sát nguồn lưu lượng, số lượng khách truy cập và tương tác trên mạng xã hội.

Ví dụ, nếu bạn thấy một đối thủ dựa nhiều vào quảng cáo trả phí, bạn có thể xem xét một chiến dịch cạnh tranh hoặc đầu tư nhiều hơn vào nội dung SEO.

Lướt mạng xã hội

Theo dõi các trang social media của đối thủ để hiểu cách họ tương tác với người theo dõi. Chú ý đến các loại bài đăng có nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ nhất.
Ví dụ, nếu một đối thủ trong ngách cung cấp đồ dùng cho thú cưng của bạn đang nổi tiếng với các video tự chăm sóc thú cưng DIY (tự làm lấy), hãy xem xét tạo nội dung tương tự.

Quan sát thị trường, các nền tảng bán hàng khác

Phân tích thêm các thông tin mà chủ cửa hàng trong cùng ngách đăng tải, cung cấp trên các nền tảng thị trường như eBay, Amazon và Etsy vì nó có thể cũng hữu ích với bạn.

Chú ý số lượng các sản phẩm tương tự đang tồn tại trên nền tảng. Nếu thị trường có vẻ bão hòa, hãy xem xét tìm cách làm nổi bật sản phẩm của mình hoặc bằng cách giảm giá hoặc cung cấp trải nghiệm khách hàng cao cấp khác. Thu thập các thông tin nghiên cứu đối thủ cạnh tranh vào một thư mục/ trang tính để dễ dàng phân loại, tìm kiếm, đánh giá và tham khảo theo các hạng mục.

4. Chọn nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho doanh nghiệp dropshipping có vai trò là nguồn cung và quản lý hàng tồn kho, nhận đơn đặt hàng và thanh toán, và tổ chức giao hàng đến địa chỉ của khách hàng.

Với những trách nhiệm cốt lõi như vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín ngay từ đầu sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp dropshipping.
Tùy thuộc vào ngách của bạn và các sản phẩm bạn bán, bạn có thể làm việc với một nhà cung cấp duy nhất hoặc hợp tác với nhiều nhà cung cấp bằng cách sử dụng danh sách các nhà cung cấp.

Các ứng dụng (apps) và trang web nhà cung cấp (supplier directory) phổ biến sẽ tự động kết nối cửa hàng của bạn với mạng lưới lớn các nhà cung cấp dropshipping.
Ví dụ, App DSers cho phép người dùng Shopify dropship sản phẩm từ AliExpress tới thị trường toàn cầu.

5. Chọn sản phẩm và định giá

Chọn sản phẩm

Lượng hàng tồn kho của nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng tới các sản phẩm trên cửa hàng của bạn. Bạn có thể thấy nhiều sản phẩm tương tự được bán trong các cửa hàng của đối thủ, vì vậy điều quan trọng là phải chọn lựa một bộ sưu tập phù hợp với đối tượng khách hàng trong ngách của bạn.

Một danh mục sản phẩm được chọn lựa tốt tạo ra cơ hội cho bán chéo (cross-sell) và bán thêm (upsell) các mặt hàng bổ sung hoặc có giá cao hơn vào giỏ hàng của người mua.

Khi chọn sản phẩm từ các apps hoặc thị trường, bạn nên tạo danh sách nghiên cứu đánh giá từ các người bán khác, cũng như lịch sử hiệu suất của nhà cung cấp. Sau đó, hãy thử đặt hàng mẫu sản phẩm để có kết quả đánh giá chất lượng và độ nhất quán cao hơn.

Nếu chiến lược của bạn bao gồm hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài, hãy xem xét chọn các sản phẩm đủ điều kiện cho các dịch vụ gửi thư nhanh như ePacket từ Trung Quốc. Điều này có thể giảm đáng kể thời gian giao hàng.

Định giá sản phẩm dropshipping của bạn

Dù sản phẩm là đồ điện tử, quần áo hay đồ chơi, bạn sẽ cần một chiến lược định giá để giữ cho doanh nghiệp dropshipping của bạn bền vững và cho phép bạn kiếm lời từ mỗi lần bán.

Không kể điểm giá, hãy đặt một biên lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bằng cách tính toán chi phí của bạn, bao gồm giá trả cho nhà cung cấp và các chi phí vận hành khác. Cân nhắc điều này so với giá của các sản phẩm tương tự trên thị trường để đảm bảo cửa hàng của bạn có tính cạnh tranh.

6. Xây dựng cửa hàng thương mại điện tử (Ecommerce Store)

Cửa hàng trực tuyến (online store) chính là trọng tâm cho doanh nghiệp dropshipping của bạn, là nơi trưng bày các danh mục sản phẩm và cho phép khách hàng thực hiện quá trình thanh toán mua hàng, cũng là điểm đến cho lượng traffic từ các quảng cáo trên social media của bạn.

Ngoài các trang sản phẩm (product pages), cửa hàng của bạn có thể có các nội dung để nâng cao trải nghiệm khách hàng như: đánh giá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn mua hàng và các bài viết blog liên quan. Nội dung bổ sung không chỉ giúp người mua tự tin đưa ra quyết định mà còn cải thiện khả năng hiển thị cửa hàng trong kết quả tìm kiếm.

Trình xây dựng cửa hàng Shopify đi kèm với hệ thống thanh toán có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất trên internet và các tùy chọn thiết kế linh hoạt. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện cửa hàng với các chủ đề (theme) được thiết kế chuyên nghiệp, đa dạng với nhiều ngành hàng và sản phẩm.

Cài thêm các ứng dụng dropshipping (apps) vào cửa hàng Shopify sẽ giúp bạn đơn giản hóa việc quản lý sản phẩm và xử lý đơn hàng. Một số ứng dụng phổ biến như:

  • DSers, để đồng bộ với AliExpress.
  • Zendrop, với hơn một triệu sản phẩm.
  • Spocket, với các nhà cung cấp từ Mỹ, Châu u, Brazil và Ấn Độ.

Sử dụng AI để cải thiện trang sản phẩm

AI được tích hợp vào mọi cửa hàng Shopify để giúp bạn quản lý sản phẩm và bán hàng hiệu quả hơn. Sử dụng AI để cải thiện danh sách sản phẩm với nội dung cụ thể hơn thông tin cơ bản có sẵn bởi nhà cung cấp.

Shopify Magic tool hỗ trợ tạo ra các mô tả sản phẩm nổi bật so với đối thủ qua 1 vài từ khóa tìm kiếm, với ngôn ngữ thân thiện với SEO phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu của bạn.

Biến các hình ảnh sản phẩm bạn nhận được từ nhà cung cấp thành các hình ảnh độc đáo, có thương hiệu với các nền ảnh khác biệt, thông qua chỉnh sửa hình ảnh nâng cao bằng AI. Hình ảnh gốc khác biệt sẽ làm nổi bật trang sản phẩm của bạn so với đối thủ.

Bạn sẽ thấy các hình ngôi sao xuất hiện (ở bất kỳ vị trí nào) trong Admin Shopify, đó là nơi có thể tận dụng Shopify Magic.

7. Quyết định về cơ cấu doanh nghiệp

Để thiết lập kinh doanh dropshipping dài hạn, việc lập kế hoạch kinh doanh và tạo ra một thực thể pháp lý là những bước đầu tiên vô cùng quan trọng.

Ba cơ cấu doanh nghiệp phổ biến cho doanh nghiệp dropshipping là:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)
  • Công ty cổ phần (C Corporation)

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một người điều hành và không yêu cầu giấy tờ phức tạp hay các tờ khai thuế bổ sung. Đây là cơ cấu doanh nghiệp phổ biến với những người kinh doanh dropshipping muốn giữ mọi thứ đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, với loại cơ cấu này thì tài sản cá nhân không được bảo vệ nếu doanh nghiệp gặp phải vấn đề pháp lý.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)

Thành lập doanh nghiệp dropshipping dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) giúp tách biệt tài chính cá nhân khỏi doanh nghiệp, điều này không chỉ an toàn hơn mà còn giúp kế toán làm việc rõ ràng hơn.

So với doanh nghiệp tư nhân, LLC có các lợi ích thuế linh hoạt hơn, có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tuân thủ các yêu cầu khai báo bổ sung và trả phí thành lập.

Công ty cổ phần (C Corporation)

Nhiều doanh nghiệp lớn được thành lập dưới dạng tập đoàn C do được bảo vệ trách nhiệm pháp lý rộng rãi. Thành lập C Corporation thường khá đắt và phải chịu thuế kép, vì thu nhập không chuyển trực tiếp đến cổ đông.

Trước khi chọn cơ cấu doanh nghiệp, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư để hiểu rõ nhất về sự phù hợp với tình huống của mình.

Đăng ký EIN

Hầu hết các doanh nghiệp tại Mỹ cần có mã số thuế liên bang (Employer Identification Number - EIN), được dùng để nhận diện một thực thể kinh doanh, đóng vai trò như số An sinh Xã hội (Social Security number) cho doanh nghiệp của bạn. EIN dùng để khai thuế, đăng ký các tài khoản dropshipping bán buôn, mở tài khoản ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác.

Thông tin đăng ký EIN miễn phí trực tuyến thông qua IRS.

8. Thiết lập tài chính

Việc tách riêng tài khoản ngân hàng cá nhân của bạn khỏi tài khoản của doanh nghiệp dropshipping sẽ giúp đơn giản hóa và đảm bảo công việc liên quan tới tài chính của doanh nghiệp luôn rõ ràng.

Bạn cần cân nhắc các công việc liên quan sau:

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Bạn nên mở một tài khoản ngân hàng riêng cho doanh nghiệp để gửi tiền khi có doanh thu, giúp quản lý tài chính dễ dàng và rõ ràng hơn và giúp dễ dàng theo dõi thu nhập và chi phí và đảm bảo minh bạch tài chính.

Đăng ký thẻ tín dụng doanh nghiệp (credit card)

Xem xét việc có một thẻ tín dụng doanh nghiệp để thanh toán cho các đơn hàng sản phẩm, đăng ký phần mềm, phí quảng cáo và các chi phí khác. Điều này giúp tách biệt chi phí cá nhân và doanh nghiệp của bạn và cũng có thể nhận nhiều phần thưởng/ lợi ích tùy vào loại thẻ.

Kiểm tra các yêu cầu về giấy phép kinh doanh của địa phương

Ngay cả khi bạn bán hàng ở nhà, nhà chức trách địa phương vẫn có thể yêu cầu giấy phép kinh doanh. Các yêu cầu có thể khác nhau, vì vậy việc kiểm tra với chính quyền địa phương là rất cần thiết để đảm bảo bạn tuân thủ tất cả các quy định của họ.

Thu thuế bán hàng (sales tax)

Thu thuế bán hàng nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong khu vực yêu cầu điều này. Thông thường, bạn không cần phải thu thuế bán hàng cho các đơn đặt hàng ngoài vùng của mình, nhưng vẫn nên cập nhật các quy định mới nhất. Nếu địa phương của bạn có thu thuế bán hàng, bạn hãy chuẩn bị thu thuế từ những khách hàng đủ điều kiện.
Xem thêm Shopify Sales Tax

9. Marketing cho doanh nghiệp dropshipping của bạn

Khi cửa hàng dropshipping đi vào hoạt động, hãy tập trung vào tiếp thị quảng cáo. Một chiến lược tiếp thị tích cực mang lại lưu lượng truy cập cho cửa hàng của bạn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có cơ hội thành công tốt nhất.

Phát triển chiến lược cho các kênh marketing:

  • Quảng cáo trả phí (Paid Ads)
  • Tiếp thị qua influencers (người có sự ảnh hưởng)
  • Tiếp thị nội dung (content marketing)
  • Cộng đồng
  • Mobile marketing
  • Email marketing

Paid Ads (quảng cáo trả phí)

Thử nghiệm quảng cáo trên Facebook, Instagram, TikTok, YouTube và Google. Quảng cáo trên mạng xã hội giúp tăng uy tín thương hiệu của bạn với nhiều đối tượng xem liên quan, trong khi Google Ads nhắm đến người tiêu dùng có ý định mua hàng cụ thể.

Thử nghiệm quảng cáo trên cả hai nền tảng (Google Ads và Facebook Ads) có thể giúp bạn xác định phương pháp hiệu quả nhất.

Tiếp thị qua người có sức ảnh hưởng

Hợp tác với những người ảnh hưởng trên các nền tảng như TikTok và Instagram có thể giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và uy tín của bạn, có thể dẫn đến tăng doanh số bán hàng.

Sử dụng Shopify Collabs để kết nối với những người ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn và trả tiền cho họ theo mô hình tiếp thị liên kết dựa trên hiệu suất.

Tiếp thị nội dung

Phát triển một chiến lược tiếp thị nội dung có thể nâng cao sự hiện diện của thương hiệu của bạn. Hãy xem xét việc bắt đầu một blog, làm video hướng dẫn hoặc khởi chạy podcast liên quan đến lĩnh vực của bạn. Nội dung tốt có thể giữ chân khách hàng sau khi mua hàng.

Tham gia các cộng đồng

Tham gia vào các nhóm người đam mê lĩnh vực của bạn, các cuộc thảo luận trên các nền tảng như Reddit và Facebook Groups có thể xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ - miễn là bạn không quá tập trung vào bán hàng.

Mobile Marketing

Nếu bạn có thể tạo danh sách người đăng ký, chiến lược tiếp thị qua SMS (tin nhắn văn bản) thường có mức độ tương tác cao. Hãy xem xét tạo nhóm trò chuyện VIP, cung cấp hỗ trợ trò chuyện trực tiếp hoặc gửi tin nhắn với mã khuyến mãi có thời hạn.

Email Marketing

Tiếp thị qua email giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng sau khi họ rời khỏi trang web của bạn. Gửi email cá nhân hóa với các chương trình khuyến mãi và thông tin hữu ích có thể khuyến khích khách hàng quan tâm và quay lại cửa hàng của bạn.

Bắt đầu kinh doanh dropshipping chưa bao giờ dễ dàng hơn thế, dù bạn là người kiếm thêm thu nhập, một doanh nhân, hay muốn mở rộng cửa hàng hiện tại của mình, Shopify giúp việc dropshipping trở nên hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Hãy dùng thử Shopify và kết nối với một dropshipping app phổ biến hoặc bán các sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng (với Shopify Collective), liên hệ với mình nếu có bất kỳ câu hỏi nào nhé.


Tags: